Mô tả: Nhiều độc giả hẳn thường thắc mắc, các nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa xuất hiện ở Tây Du Ký, họ có phải là một không, nếu là một thì vì sao không hoàn toàn giống nhau? Câu trả lời “là Phong thần diễn nghĩa và Tây Du Ký là hai vũ trụ độc lập. Nếu Phong thần diễn nghĩa dùng các cố sự Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian,… để xây dựng nên câu chuyện của mình, thì Tây Du Ký ở một tầm cao hơn thế rất nhiều. Chẳng những vận dụng các điển tích trong Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng dân gian và các truyền thuyết mà còn mượn rất nhiều các cố sự trong sách vở phương Tây, vốn đã xuất hiện rất nhiều ở Trung Quốc ở triều nhà Minh. Trong cuốn sách Anaw ta sẽ gặp những câu chuyện phương Tây như Chúa Hài Đồng và Nhà tiên tri Elijah trong Kinh Thánh, Oedipus và Pleiades trong Thần thoại Hy Lạp. Mục đích của sự vay mượn này là dùng điển tích và cố sự để che giấu đi lớp lịch sử mà tác giả muốn ám chỉ, khiến người đọc khi bóc tách được hai lớp trên ra, thấy được cái cốt lõi của Tây Du Ký, thì không khỏi vỗ đùi mà khen một tiếng “tuyệt diệu!”.
"Bạn không cần phải là người vĩ đại để bắt đầu, nhưng bạn cần bắt đầu để trở nên vĩ đại. – Zig Ziglar"